Việc để vốn điều lệ bao nhiêu không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, mức vốn điều lệ chỉ tác động tới mức lệ phí môn bài mà công ty phải đóng vì mức phí phải đóng của thuế môn bài sẽ dựa vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Mức thuế môn bài căn cứ theo vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:
Mức 1: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm;
Mức 2: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế môn bài là: 2.000.000 đồng/ năm;
Do đó:
Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác;
Vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng hơn đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…
Vì vậy, khi đăng ký vốn điều lệ, cần cân nhắc đến các yếu tố như khả năng tài chính, quy mô kinh doanh, định hướng phát triển…
Vốn điều lệ được tăng giảm theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Ngoài ra, công ty có thể đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty, đối với công ty cổ phần còn có thêm hình thức tăng vốn thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ.
Cần hoàn thành việc góp đủ số tiền vào doanh nghiệp sau đó mới làm thủ tục thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là điểm khác biệt so với thời hạn góp vốn khi thành lập doanh nghiệp là 90 ngày mà các doanh nghiệp hay nhầm lẫn.
Đối với công ty TNHH 2TV trở lên có thể tiếp nhận vốn góp của thành viên mới hay tăng vốn góp của thành viên
Đối với công ty TNHH 1TV thì có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Nếu tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần bằng các hình thức gồm:
Chào bán cổ phần riêng lẻ
Chào bán cho các cổ đông hiện hữu
Chào bán cổ phần ra công chúng.
Việc tăng vốn điều lệ trong doanh nghiệp là một hoạt động mà doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành khi mà muốn mở rộng về quy mô hoạt động trong kinh doanh, muốn tăng về hạn mức vay trong ngân hàng.
Cùng với mặt tích cực về việc thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải lường trước và hiểu rõ về những rủi ro có thể xảy ra trước khi tiến hành, những lợi ích trong việc thực hiện tăng vốn gồm:
Tăng về hạn mức vay của ngân hàng.
Tăng mức vốn để thực hiện đầu tư, kinh doanh.
Tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, bên đối tác.
Tăng về tính ổn định và sự phát triển của doanh nghiệp.
Hạn chế về sự thâu tóm đối với một số cổ đông/ thành viên ở trong doanh nghiệp.
Sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn về pháp lý ở trong hoạt động mở rộng về thị trường, đầu tư hoạt động kinh doanh..v.v.v..