Những lưu ý sau khi thay đổi người đại diện pháp luật

15.jpg

I. Thay đổi thông tin ngân hàng

Kể từ ngày 01/05/2021, thông tin về tài khoản ngân hàng không còn là thông tin đăng ký thuế nữa. Vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng không cần phải thông báo với bất kỳ cơ quan nào.

Mỗi doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng. Tài khoản ngân hàng đứng tên chủ tài khoản là nguời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tài khoản ngân hàng là thông tin quan trọng của mỗi doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động giao dịch. Vì vậy, để thông tin của doanh nghiệp được đồng nhất, sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải thay đổi thông tin chủ tài khoản ngân hàng.

II. Đổi thông tin giấy phép con

– Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện.

– Giấy phép con thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì cơ sở phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó hoặc thay đổi thông tin trên giấy phép con.

– Trường hợp thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật, nếu giấy phép con có thể hiện thông tin người đại diện theo pháp luật thì giấy phép con đó cần phải được thay đổi. Tránh trường khi cơ quan nhà nước kiểm tra giấy phép con, thông tin về người đại diện theo pháp luật không trùng khớp.

III. Thông báo việc thay đổi người đại diện pháp luật cho đối tác và các cơ quan liên quan

– Cần phải thông báo tới đối tác đang ký kết hợp đồng với công ty mình.

– Thông báo tới toàn bộ khách hàng để tránh việc mất khách hàng do liên hệ người đại diện theo pháp luật cũ.

– Thông báo tới các cơ quan hữu quan khác như: Cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm, cơ quan điện lực, viễn thông…v…v… để việc hoạt động được liên tục và tránh những nhầm lẫn phát sinh không đáng có.

Trường hợp việc thay đổi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp làm thay đổi nội dung điều lệ thì trong biên bản họp phải ghi rõ nội dung được thay đổi trong điều lệ doanh nghiệp.

IV. Thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng

Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện mới cần lưu ý thủ tục kê khai thế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.

V. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là thành viên/cổ đông/chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc là người đại diện được thuê.

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật mới là người được doanh nghiệp thuê, hồ sơ nội bộ doanh nghiệp cần bổ sung Hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật mới.

VI. Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ Chiếu của người đại diện và số điện thoại của doanh nghiệp

Đây là những thông tin quan trọng sẽ được hiển thị trên Đăng ký kinh doanh, vì vậy khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần lưu ý kiểm tra.

VII. Chứng minh thư mới/Căn cước công dân mới/Hộ chiếu mới của người đại diện còn hạn hay không

Thông thường, thời hạn của chứng minh thư là 15 năm. doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin này để tránh phải thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh nhiều lần.

VIII. Số điện thoại cũ của doanh nghiệp

Số điện thoại cũ của doanh nghiệp có phải là số điện thoại của người đại diện cũ hay không, khi thay đổi có cần phải thay đổi số điện thoại để tránh việc xảy ra tranh chấp với người cũ hay không.

6436d6cfa39762c93b86.jpg

 

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2fo96pm6p8geb4m
TinTuc
l0v1vz340ukp9eng