Luật Sở hữu trí tuệ 2019;
Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp.
Việc nắm trong tay quyền được sử dụng Giải pháp hữu ích đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có riêng cho mình vũ khí kinh doanh vô cùng quan trọng, là chìa khóa để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ của riêng mình, khác biệt với thị trường từ đó có thể nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Nếu doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ, một khi Giải pháp hữu ích bị lộ và bị tổ chức, cá nhân khác biết và khai thác sử dụng thì sự độc quyền trong việc nắm trong tay thứ vũ khí quan trọng này cũng không còn.
Thay vào đó, vấn đề phát sinh tất yếu sẽ xảy ra là sự cạnh tranh liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ Giải pháp hữu ích. Chắc chắn không một doanh nghiệp nào mong muốn để xảy ra những vấn đề về xung đột lợi ích hay việc thời gian, tiền bạc mà phía doanh nghiệp đã đầu tư bị đánh cắp.
Như trên đã nói, việc nắm trong tay văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể áp dụng, sử dụng giải pháp hữu ích đó vào việc xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm, tạo ra những sản phẩm CỦA RIÊNG MÌNH, ĐỘC QUYỀN trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được nguồn thu lợi nhuận không hề nhỏ nếu thực sự đó là một giải pháp hữu ích tốt và có tính ứng dụng cao.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp nhờ nắm trong tay quyền bảo hộ giải pháp hữu ích mà một doanh nghiệp từ không có gì đã phát triển và vươn lên mạnh mẽ. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân hoàn toàn có thể chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng li-xăng, cấp phép sử dụng bằng giải pháp hữu ích của mình cho đối tác khác để thu lợi nhuận trực tiếp từ các giải pháp này.
Không chỉ tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, doanh nghiệp khi có giải pháp hữu ích được bảo hộ, đặc biệt là khi giải pháp hữu ích đó mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống, mới và khác biệt, có thể áp dụng để sản xuất công nghiệp, thì vị thế và giá trị của doanh nghiệp đó cũng được gia tăng. Nguyên nhân chính là bởi sự BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN mà chỉ có doanh nghiệp nắm giữ giải pháp hữu ích đó có được.
Việc một tổ chức, cá nhân có văn bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích tạo khoảng cách lợi thế cạnh tranh rất lớn giữ hàng ngàn tổ chức, cá nhân khác nhau, đồng thời thể hiện kết quả sự đầu tư, công sức lao động và thời gian nghiên cứu của cá nhân hay là cả một tập thể.