Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia;
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và phải được cấp Giấy phép bán lẻ rượu. Đối với những trường hợp doanh nghiệp không có giấy phép bán lẻ rượu những vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh thì pháp luật sẽ có những chế tài nhất định.
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.”
Vậy nên doanh nghiệp kinh doanh rượu, bia khi chưa có giấy phép sẽ bị phạt 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến Kinh doanh rượu tại Việt Nam;
Cung cấp đến khách hàng một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật;
Đại diện Quý khách nộp và theo dõi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Nhận kết quả và bàn giao kết quả Giấy phép kinh doanh rượu đến khách hàng.