Giao dịch liên kết và hệ quả pháp lý đối với doanh nghiệp

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ để nhất quán với khung pháp lý toàn cầu về sự minh bạch trong các chính sách thuế và những nỗ lực hạn chế vi phạm về thuế. Qua đó, những quy định về giao dịch liên kết nhằm đáp ứng những yêu cầu ấy.

Remittance and money transfer between relatives.jpg

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ để nhất quán với khung pháp lý toàn cầu về sự minh bạch trong các chính sách thuế và những nỗ lực hạn chế vi phạm về thuế. Qua đó, những quy định về giao dịch liên kết nhằm đáp ứng những yêu cầu ấy. 

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý Thuế 2019;

  • Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

II. Giao dịch liên kết là gì và cách xác định doanh nghiệp có giao dịch liên kết

1. Khái niệm về giao dịch liên kết và các bên liên kết.

Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.

Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.

2. Cách xác định doanh nghiệp có giao dịch liên kết 

Theo đó, các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

  • Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

  • Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Các trường hợp cụ thể được quy định chi tiết tại Khoản 2 điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

III. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết

1. Quyền của doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch liên kết

 Quyền của doanh nghiệp nộp thuế được quy định cụ thể trong Luật Quản lý Thuế 2019. Theo đó, doanh nghiệp có các quyền như:

  • Được hỗ trợ việc nộp thuế; 

  • Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; 

  • Được giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 

  • Giữ bí mật thông tin; 

  • Hưởng ưu đãi về thuế; 

  • Ký hợp đồng để thực hiện dịch vụ đại lý thuế; 

  • Được bồi thường thiệt hại và khiếu nại, khởi kiện quyết định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp; 

  • Được nhận quyết định xử lý, biên bản kiểm tra thuế; 

  • Được tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế; tra cứu và sử dụng chứng từ điện tử.

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch liên kết

  • Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam;

  • Chứng minh việc thực hiện phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

  • Kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;

  • Lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết;

  • Có nghĩa vụ liên quan đến Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia;

  • Cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

IV. Hệ quả pháp lý nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ

Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc kê khai, thực hiện không đầy đủ; cung cấp các thông tin liên quan không đầy đủ hoặc thiếu trung thực thì Cơ quan quản lý thuế có quyền:

  • Ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế;

  • Ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Trong trường hợp bị Cơ quan thuế ấn định, có thể dẫn tới việc doanh nghiệp bị truy thu thuế, giảm lỗ hoặc điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế.

Đồng thời, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu thêm các khoản phạt theo Luật Quản lý thuế:

  • Lãi chậm nộp: 0,03%/ ngày chậm nộp (hoặc 0,05%; 0,07%/ ngày chậm nộp, tùy từng giai đoạn);

  • Kê khai thiếu: 20% số thuế kê khai thiếu;

  • Gian lận thuế/ trốn thuế: từ một đến ba lần số thuế bị truy thu.

Cùng với các khoản phạt, doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng về uy tín trên thị trường và bị đưa vào danh sách các doanh nghiệp có rủi ro cao về chuyển giá của Cơ quan thuế, dẫn đến các cuộc thanh tra/ kiểm tra thuế định kỳ hơn.

V. Doanh nghiệp cần làm gì khi phải thanh tra về giao dịch liên kết

  • Rà soát toàn bộ các tờ khai thuế liên quan và bổ sung nếu thiếu. Việc thiếu các tờ khai hoặc khai sai so với tài liệu sẽ là cơ sở để cơ quan thuế ấn định thuế.

  • Rà soát toàn bộ sổ sách và chứng từ kế toán. Nếu sổ sách kế toán có nhiều sai phạm trọng yếu thì cũng là cơ sở để cơ quan thuế ấn định thuế.

  • Thu thập toàn bộ các chứng từ, tài liệu, hồ sơ để giúp giải trình số liệu và cung cấp cho cơ quan thuế khi được yêu cầu.

  • Chuẩn bị sẵn các chiến lược giải trình đối với những nội dung quan trọng và phức tạp.

  • Thuê công ty tư vấn chuyên nghiệp vào thực hiện kiểm tra độc lập để có các khuyến nghị hữu ích.

VI. Doanh nghiệp cần làm gì nếu có tranh chấp với cơ quan thuế về cách hiểu quy định pháp luật về giao dịch liên kết

  • Đối với những vấn đề mà doanh nghiệp cho rằng cơ quan thuế đang hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về hoạt động của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các tài liệu và giải trình liên quan để giúp cán bộ thuế hiểu đúng và đầy đủ.

  • Đối với những vấn đề mà doanh nghiệp cho rằng cán bộ thuế đang hiểu chưa đúng tinh thần của quy định thuế thì doanh nghiệp nên viết công văn lên cơ quan thuế cấp trên để làm rõ.

  • Đối với những vấn đề mà doanh nghiệp cho rằng nó phụ thuộc vào dữ liệu khách quan và không có đủ cơ sở để xác định rõ ràng cho lập luận của bên nào, thì doanh nghiệp nên đàm phán với cơ quan thuế để có giải pháp trung hòa tối ưu giữa hai bên.

  • Nếu doanh nghiệp thấy rằng mình không có đủ nguồn lực để thực hiện các chiến lược trên thì nên thuê công ty tư vấn hỗ trợ. Các công ty tư vấn chuyên nghiệp thường sẽ có những kiến thức, kinh nghiệm, và nguồn lực phù hợp để xử lý tốt hơn những nội dung trên.

  • Biện pháp cuối cùng là doanh nghiệp có thể kiện lên tòa án để được phân xử công khai.

z3369745375653_eed7b3b18003bd5f4a01de5e0487c989.jpg
Trên đây là những nội dung bài viết của VIVALAW về Giao dịch liên kết và hệ quả pháp lý của doanh nghiệp. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2h0oz4a4j80e91d
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm