Loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn?

Một trong những bước đầu tiên khi các nhà đâu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam là lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm khác nhau, do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp khó khăn khi lựa chọn loại hình phù hợp với quy mô cũng như định hướng phát triển của mình.

9.jpg

Một trong những bước đầu tiên khi các nhà đâu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam là lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm khác nhau, do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp khó khăn khi lựa chọn loại hình phù hợp với quy mô cũng như định hướng phát triển của mình.

Để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về vấn đề này, VIVALAW xin gửi tới nội dung tư vấn liên quan đến loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

II. Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Theo quy định Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Có rất nhiều các hình thức đầu tư khác nhau cho các nhà đầu tư nước ngoài, một trong số đó là quyền được thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Vậy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được tổ chức, hoạt động theo loại hình nào?

III. Loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn

Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, do vậy nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào theo quy định của luật doanh nghiệp như các nhà đầu tư trong nước, bao gồm các loại hình sau:

1. Công ty TNHH

1.1. Công ty TNHH một thành viên

  • Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức là chủ sở hữu công ty.
  • Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Tách bạch giữa tài sản giữa tài sản chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.
  • Chủ sở hữu công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
  • Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác có thể làm thay đổi mô hình công ty (chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc CTCP)
  • Công ty được phát hành trái phiếu.

1.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
  • Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty.
  • Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty trừ trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc góp không đủ số vốn đã cam kết.
  • Công ty được phát hành trái phiếu.

2. Công ty cổ phần

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu.
  • Là loại hình công ty đối vốn, pháp luật quy định số lượng cổ đông tối thiếu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp. Cổ phiếu do công ty cổ phần phát hanh được coi như một loại hàng hóa, được chuyển nhượng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
  • Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty.
  • Các cổ đông chỉ chịu tráchn hiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vón đã góp vào công ty.
  • Công ty có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.

3. Doanh nghiệp tư nhân

  • Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp.
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Chủ doanh nghiệp không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

4. Công ty hợp danh

  • Có ít nhất 02 thành viên là thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có thêm thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Đó là những đặc điểm khái quát về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn, ngoài ra các nhà đầu tư có thể tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề như cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, phương thức huy động vốn,… để tìm ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất.

z3299743690587_e3da6beea5a58083f7b82432169e7f25.jpg

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l3znyau86o9c1t0u
TinTuc
l1jdmik2iwfonqis