08 Việc cần làm sau thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

VIVALAW xin gửi tới quý khách hàng nội dung tư vấn pháp lý liên quan đến 08 Việc cần làm sau thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

7.jpg

VIVALAW xin gửi tới quý khách hàng nội dung tư vấn pháp lý liên quan đến 08 Việc cần làm sau thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

I. Làm biển hiệu và treo tại trụ sở công ty

Doanh nghiệp bắt buộc phải làm biển hiệu công ty trong đó có ghi (Tên doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin liên hệ (SĐT, Email, Fax, Website) và gắn tại trụ sở chính của công ty.

II. Mua chữ ký số điện tử

Mục đích: để kê khai thuế, Bảo hiểm xã hội, hải quan và các thủ tục pháp lý yêu cầu nộp hồ sơ online.

III. Làm hồ sơ đăng ký thuế

1. Khai thuế Môn bài

  • Nếu người nộp thuế thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp GCN ĐKKD và đăng kí thuế hoặc ngày cấp GCN ĐKDN.
  • Nếu người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh mà có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập.

2. Khai thuế GTGT

  • Doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ: gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp Khấu trừ (mẫu 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký thuế. Phải có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc hóa đơn đầu vào mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
  • Doanh nghiệp mới thành lập khác thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

3. Khai thuế TNDN

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm Kê khai hàng quý và Quyết toán thuế cuối năm.
  • Kê khai hàng quý: 1 quý/ lần
  • Hồ sơ: Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý (theo mẫu do Bộ tài chính ban hành). Doanh nghiệp nộp 20% lợi nhuận.
  • Phương pháp tính thuế TNDN quy định tại Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

IV. Phát hành hoá đơn điện tử

Theo NĐ 123/2020/NĐ-CP quy định thời hạn cuối cùng phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện từ là từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Do đó, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sớm.

V. Lập tài khoản ngân hàng

Bước 1: Lựa chọn ngân hàng: Doanh nghiệp nên lập tài khoản ngân hàng tại những ngân hàng uy tín, có nhiều điểm giao dịch trên cả nước để mở tài khoản ngân hàng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;

– Bản sao chứng thực CMND của đại diện theo pháp luật – chủ tài khoản;

– Bản sao chứng thực CMND của những người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng hoặc ủy quyền chủ tài khoản (Nếu có)

– Bản sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (Nếu có)

Bước 3: Liên hệ với ngân hàng để nhận các biểu mẫu đăng kí mở tai khoản

Bước 4: Hoàn thiện các tài liệu đăng ký, tập hợp hồ sơ và gửi ngân hàng để mở tài khoản công ty; Đồng thời, chuẩn bị số tiền nộp vào tài khoản để đáp ứng yêu cầu về số dư tối thiểu trong tài khoản được quy định bởi mỗi ngân hàng. Thông thường, số tiền này là 1 triệu đồng đối với tài khoản VNĐ.

Bước 5: Đặt mua SÉC tại ngân hàng để sẵn sàng rút tiền khi có dư tài khoản.

VI. Làm BHXH cho Người lao động

Nếu Doanh Nghiệp có từ 10 lao động trở lên và Doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: kế toán liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên.

Phải làm thang bảng lương để nộp cho cơ quan BHXH theo mẫu: Mẫu hệ thống thang bảng lương.

VII. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ

VIII. Báo cáo tình hình thực hiện dự án

Doanh nghiệp nước ngoài cần thực hiện việc báo cáo tình hình thực hiện dự án và gửi báo cáo đến Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh, thành phố hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

  • Báo cáo quý thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm: vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước;
  • Báo cáo năm thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu cho báo cáo quý và các chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

z3299743690587_e3da6beea5a58083f7b82432169e7f25.jpg

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về 08 Việc cần làm sau thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l3zo8wlhdhq1ph09
TinTuc
l1jdmik2iwfonqis