Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực

Việc xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự giúp các chủ thể nắm được hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu, chỉ những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch dân sự.
1.jpeg
Việc xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự giúp các chủ thể nắm được hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu, chỉ những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Đây là căn cứ quan trọng trong việc ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng, hoặc xác định các nghĩa vụ bị vi phạm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Để giúp Quý Khách hàng có thể hiểu rõ hơn về thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật, VIVALAW Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực”.
Khi xác lập, giao kết hợp đồng, cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Căn cứ Điều 117 BLDS 2015, có 03 điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Qúy khách hàng cần đáp ứng khi thực hiện giao kết hợp đồng, như sau: 

1.  Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

Theo quy định của Bộ luật dân sự, chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Mỗi chủ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi khác nhau. 
a, Đối với chủ thể là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật bắt đầu từ khi cá nhân được sinh ra đến khi cá nhân chết. Vì vậy, năng lực pháp luật của mỗi cá nhân là tương tự nhau. Trái lại, đối với năng lực hành vi dân sự thì mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự khác nhau bởi vì năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Và tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ. Căn cứ vào quy định của BLDS 2015, phát sinh các trường hợp sau:
  • Một là, cá nhân đủ 18 tuổi và không rơi vào các trường hợp như: mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự;
  • Hai là, người dưới 06 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch liên quan tới người này đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp;
  • Ba là, người chưa thành niên từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi là người có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các hợp đồng của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; 
  • Bốn là, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 
  • Năm là, đối với các trường hợp đặc biệt: người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ và mọi giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người giám hộ; người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày. 
b, Đối với chủ thể là pháp nhân: Pháp nhân là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể mang tính chuyên biệt, được tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân. Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân được thể hiện trong điều lệ, hoặc quyết định thành lập pháp nhân.
c, Đối với chủ thể là hộ gia đình và tổ hợp tác: Đây là các chủ thể hạn chế, hai chủ thể này tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt động của chúng. Phạm vi hoạt động của tổ hợp tác được thể hiện trong hợp đồng hợp tác. Phạm vi hoạt động của hộ gia đình do pháp luật quy định. 
Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là những tổ chức nên năng lực hành vi dân sự của các chủ thể này được thể hiện bởi ý chung của các thành viên và  được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, nếu hành vi đó được thực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại diện, và tương ứng với phạm vi hoạt động của chủ thể đó, chứ không biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí của một con người cụ thể. Do đó, khi xác định năng lực hành vi của các chủ thể này cần xác định năng lực của các thành viên hoặc người đại diện theo gia ký kết hợp đồng.
Bản sao judgment-law-notary-concept-court-legal-documents-flat-vector-illustration_627510-393.jpg

2. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

Tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá nhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào từ những người khác. Trên thực tế, đây là điều kiện khó có thể xác định, vì mặc dù bên tham gia hợp đồng thể hiện việc tham gia ký hợp đồng, có chữ ký hoặc điểm chỉ nhưng có thể lại do bị ép buộc, lừa dối hay cưỡng ép,…vv. Vì vậy, Qúy khách hàng cần lưu ý tới điều kiện này, khi phát hiện bên tham giao dịch của mình có các dấu hiệu không tự nguyện thì cần xem xét lại việc ký kết hợp đồng vì khi bị phát hiện, hợp đồng sẽ bị vô hiệu gây những hậu quả pháp lý bất lợi cho Qúy khách hàng. 

3. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Căn cứ Điều 123 BLDS 2015, điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, ví dụ như pháp luật cấm mua bán chất ma túy, mua bán mại dâm,..vv; còn đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. 
Do đó, Qúy khách hàng cần lưu ý không được vi phạm những điều trên, chẳng hạn như muốn ký kết hợp đồng có đối tượng nào thì phải xem xét xem chúng có thuộc đối tượng bị cấm hay trái đạo đức xã hội hay không. Vì vậy, để đáp ứng được điều kiện này, Qúy khách hàng cần rà soát các quy định liên quan tới đối tượng và các chuẩn mực đạo đức tại thời điểm ký kết hợp đồng, để tránh rủi ro khi hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Ngoài ra, Qúy khách hàng cần lưu ý ngoài 03 điều kiện trên, trong trường hợp luật có quy định thì hình thức của hợp đồng cũng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Chẳng hạn, pháp luật thường quy định khi ký kết hợp đồng có các đối tượng là tài sản cần đăng ký hoặc QSDĐ thì phải lập văn bản, trong trường này Qúy khách hàng cần phải lập văn bản thay vì hợp đồng bằng lời nói hay hành vi.
z3299743690587_e3da6beea5a58083f7b82432169e7f25.jpg
Trên đây là những nội dung bài viết của VIVALAW về Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l6fy6byp29dg28q8
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm